Nghề trang điểm đang là một trong những nghề hot nhất hiện nay, thu hút rất nhiều bạn trẻ theo đuổi. Nhưng liệu bạn có biết, để trở thành một chuyên viên trang điểm chuyên nghiệp, họ đã phải trải qua những gì? Cùng lắng nghe tâm sự nghề trang điểm để biết được những khó khăn, góc khuất nghề trang điểm ít ai biết đến.
Những góc khuất của nghề trang điểm
Nghề trang điểm với vẻ ngoài hào nhoáng và đầy màu sắc, thường được gắn liền với những hình ảnh lung linh, những gương mặt rạng rỡ và những khoảnh khắc hạnh phúc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đằng sau lớp phấn son hoàn hảo ấy là những góc khuất, những khó khăn và thử thách mà không phải ai cũng vượt qua được.
Seoul Academy chia sẽ những góc khuất và tâm sự của nghề trang điểm:
- Áp lực về thẩm mỹ, thời gian và yêu cầu của khách hàng
- Sự cạnh tranh khốc liệt
- Phải làm việc với nhiều loại da và tính cách khác nhau
- Rủi ro về sức khỏe
- Thu nhập từ nghề không ổn định
- Đòi hỏi phải có sự đầu tư về tài chính và thời gian
- Nghề trang điểm là “nghề làm dâu trăm họ”
- “Không phải cứ cầm cọ sẽ trở thành thợ trang điểm”
Áp lực về thẩm mỹ, thời gian và yêu cầu của khách hàng
Trong nghề trang điểm, áp lực về thẩm mỹ, thời gian và yêu cầu của khách hàng là những thách thức không nhỏ mà các chuyên viên trang điểm phải đối mặt hàng ngày.
Xu hướng thẩm mỹ thay đổi liên tục, gu thẩm mỹ của mỗi người cũng rất đa dạng đòi hỏi những người làm nghề trang điểm phải luôn cập nhật, học hỏi đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao, tạo ra phong cách phù hợp nhất cho từng người.
Đồng thời, nghề trang điểm cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, chỉn chu trong từng đường nét bởi một lỗi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả cuối cùng.
Bên cạnh áp lực về thẩm mỹ, chuyên viên trang điểm còn phải chịu áp lực về thời gian bởi lịch trình dày đặc, đặc biệt là vào mùa cưới hỏi, sự kiện. Đa số thợ trang điểm thường phải làm việc liên tục, không có thời gian nghỉ ngơi.
Ngoài ra, nghề trang điểm còn phải chịu áp lực từ yêu cầu khắt khe của khách hàng, họ luôn mong muốn có được diện mạo hoàn hảo. Đôi khi người trang điểm còn phải đối mặt với những khách hàng khó tính, không hài lòng với kết quả và có những yêu cầu vô lý.
Sự cạnh tranh khốc liệt
Sự cạnh tranh khốc liệt trong nghề trang điểm là một thực tế không thể phủ nhận, đặc biệt tại các thành phố lớn có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa như TP. Hồ Chí Minh. Các khóa học ngắn, các trung tâm đào tạo mọc lên như nấm sau mưa kéo theo số lượng người hành nghề trang điểm tăng vọt dẫn đến sự bão hòa về nguồn cung trong khi nhu cầu trang điểm không tăng trưởng tương ứng.
Ngoài ra, sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, các chiến lược marketing cũng như chất lượng dịch vụ không đồng đều. Trong bối cảnh sự cạnh tranh khốc liệt thì việc xây dựng thương hiệu có dấu ấn cá nhân trở nên quan trọng. Người làm nghề trang điểm phải nỗ lực không ngừng để tạo dựng uy tín, chất lượng, tạo ra sự khác biệt để thu hút và giữ chân khách hàng.
Một trong những góc khuất nghề trang điểm thường gặp đó là nghề trang điểm dễ bị ghen ghét, đố kỵ, có đôi lúc còn bị các thợ trang điểm khác phá giá hoặc “cướp” khách trắng trợn.
Phải làm việc với nhiều loại da và tính cách khác nhau
Đây cũng là một trong những mặt trái của nghề makeup thường gặp trên các diễn đàn tâm sự nghề trang điểm. Mỗi khách hàng là một cá thể với các đặc điểm riêng biệt, đòi hỏi người thợ trang điểm phải có sự linh hoạt, khéo léo, có kiến thức chuyên môn sâu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh phải có đủ kiến thức, chuyên môn và kỹ năng để làm việc với đa dạng các loại da từ da thường, da khô cho đến da dầu, da nhạy cảm thì những người làm nghề trang điểm còn phải ứng phó với nhiều tính cách khác nhau của khách hàng.
Trên thực tế không phải khách hàng nào cũng dễ, có những khách hàng khó tính, có yêu cầu cao, tỉ mỉ từng chi tiết nhưng cũng có những khách hàng thường không biết mình muốn gì nhưng lại dễ bị lung lay bởi ý kiến khác. Tùy thuộc vào từng đặc trưng tính cách của khách hàng mà các chuyên gia trang điểm cần có những cách làm việc khác nhau.
Rủi ro về sức khỏe
Nghề trang điểm tuy mang lại vẻ đẹp cho người khác, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe cho chính người làm nghề, nếu không có biện pháp phòng ngừa và bảo vệ phù hợp.
Những người làm nghề này thường phải tiếp xúc với nhiều hóa chất có trong mỹ phẩm trang điểm, các hóa chất làm tóc hay bụi phấn trang điểm có thể gây ảnh hưởng đến bệnh về hô hấp, gây dị ứng, kích ứng da…
Bên cạnh đó, vì đặc thù phải ngồi hoặc đứng quá lâu nên chuyên gia trang điểm thường hay gặp phải các tình trạng đau lưng mỏi cổ, viêm khớp, suy giãn tĩnh mạch hoặc các vấn đề về mắt như mỏi mắt, khô mắt, viêm kết mạc…
Ngoài ra, thợ trang điểm cũng thường gặp phải các vấn đề về tâm lý như stress, căng thẳng, áp lực do công việc, yêu cầu cao từ khách hàng hoặc thậm chí bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ do lịch làm việc thất thường, thường xuyên phải thức khuya, dậy sớm, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hiệu suất làm việc.
Thu nhập từ nghề không ổn định
Có nhiều thợ makeup thường có tâm sự nghề trang điểm là thu nhập của họ không ổn định, đặc biệt là những người mới vào nghề hoặc làm trang điểm tự do. Thu nhập của người thợ trang điểm phụ thuộc vào số lượng khách hàng, nếu lượng khách hàng không ổn định, thu nhập sẽ được xem là bấp bênh.
Nguyên nhân là do nghề trang điểm có tính mùa vụ rõ rệt, những dịp cưới hỏi, lễ hội hoặc cuối năm thường là thời điểm bận rộn, có thu nhập cao. Tuy nhiên, vào những tháng thấp, lượng khách hàng có nhu cầu giảm đáng kể dẫn đến thu nhập của người làm nghề không ổn định.
Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh của ngành trang điểm ngày càng gay gắt khiến việc thu hút và giữ chân khách hàng ngày càng trở nên khó khăn hơn, gây ảnh hưởng đến thu nhập.
Ngoài ra, để duy trì công việc, thợ trang điểm cần phải đầu tư không ít chi phí cho việc học tập, nâng cao tay nghề, mua sắm mỹ phẩm, các dụng cụ trang điểm… Những chi phí này đều được trích ra từ thu nhập của thợ trang điểm khiến tổng thu nhập của những người thợ này thấp đi.